Tin Công đoàn Đường sắt Việt Nam

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TỪ 01/3/2021

Thứ Sáu, 05/02/2021, 13:35

Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó có 1.830 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong 42 ngành, lĩnh vực sau:

Ảnh minh họa: Công nhân duy tu đường sắt- nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1- Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc;
2- Cơ khí, luyện kim: 180 nghề/công việc;
3- Hóa chất: 159 nghề/công việc;
4- Vận tải: 100 nghề/công việc;
5- Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: 58 nghề/công việc;
6- Điện: 100 nghề/công việc;
7- Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: 39 nghề/công việc;
8- Sản xuất xi măng: 39 nghề/công việc;
9- Sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc;
10- Da giày, dệt may: 58 nghề/công việc;
11- Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm): 118 nghề/công việc;
12- Thương mại: 47 nghề/công việc;
13- Phát thanh, truyền hình: 18 nghề/công việc;
14- Dự trữ quốc gia: 05 nghề/công việc;
15- Y tế và dược: 66 nghề/công việc;
16- Thủy lợi: 21 nghề/công việc;
17- Cơ yếu: 17 nghề/công việc;
18- Địa chất: 24 nghề/công việc;
19- Xây dựng (xây lắp): 12 nghề/công việc;
20- Vệ sinh môi trường: 27 nghề/công việc;
21- Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng: 46 nghề/công việc;
22- Sản xuất thuốc lá: 32 nghề/công việc;
23- Địa chính: 06 nghề/công việc;
24- Khí tượng thủy văn: 08 nghề/công việc;
25- Khoa học công nghệ: 57 nghề/công việc;
26- Hàng không: 55 nghề/công việc;
27- Sản xuất, chế biến muối ăn: 03 nghề/công việc;
28- Thể dục - thể thao, văn hóa thông tin: 47 nghề/công việc;
29- Thương binh và xã hội: 14 nghề/công việc;
30- Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát: 23 nghề/công việc;
31- Du lịch: 08 nghề/công việc;
32- Ngân hàng: 16 nghề/công việc;
33- Sản xuất giấy: 24 nghề/công việc;
34- Thủy sản: 38 nghề/công việc;
35- Dầu khí: 119 nghề/công việc;
36- Chế biến thực phẩm: 14 nghề/công việc;
37- Giáo dục - đào tạo: 04 nghề/công việc;
38- Hải quan: 09 nghề/công việc;
39- Sản xuất ô tô xe máy: 23 nghề/công việc;
40- Lưu trữ: 01 nghề/công việc;
41- Tài nguyên môi trường: 24 nghề/công việc;
42- Cao su: 19 nghề/công việc.
Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2021. Kể từ ngày 01/3/2021, có 08 Quyết định, Thông tư (liên quan đến nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) hết hiệu lực thi hành, gồm:
(1) Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(2) Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(3) Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 16/12/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(4) Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(5) Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(6) Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(7) Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(8) Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Như vậy, thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo 08 Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ nêu trên vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
Cũng theo Thông tư 11/2020, hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo phương pháp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.
Ban Biên tập đăng tải một số danh mục nghề, công việc kèm theo Thông tư 11/2020 để Quý bạn đọc tham khảo.
file đính kèm /uploads/1830 danh muc nghe doc hai nguy hiem.pdf  
                                                                                                      PHÚC TIẾP
                                                                                                     (Tổng hợp)
 
 
Ý kiến bạn đọc:
Đang tải nội dung.....
Gửi bình luận của bạn



Vi trí 1
Vị trí 3
Vị trí 5

...

   

Công đoàn Đường sắt Việt Nam "Đoàn kết - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - việc làm - đời sống; vì quyền lợi của người lao động, vì sự phát triển bền vững và từng bước hiện đại của Đường sắt Việt Nam

Địa chỉ liên kết

Vị trí 5