Tin Công đoàn Đường sắt Việt Nam.

QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

Thứ Bảy, 17/10/2020, 11:18

So với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 về thai sản được quy định chi tiết hơn về bảo vệ quyền, lợi ích được hưởng trong quá trình lao động.

   Có hiệu lực từ ngày 1.1.2021, Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
   Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
   So với quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể, chi tiết hơn về các công việc mà lao động nữ được bảo vệ thai sản và được hưởng các quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng.
   Ngoài ra, theo quy định bảo vệ thai sản tại Điều 137 thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trừ trường hợp bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Đây là chi tiết mới được quy định tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.
   Đồng thời, trường hợp Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới cũng là điểm mới nổi bật được quy định tại Khoản 3 Điều này.
   Như vậy, so với quy định hiện hành của Bộ luật Lao động 2012 thì quy định bảo vệ thai sản được quy định chi tiết hơn về quyền, lợi ích được hưởng trong quá trình lao động.
Ý kiến bạn đọc:
Đang tải nội dung.....
Gửi bình luận của bạn



Vi trí 1
Vị trí 3
Vị trí 5

...

   

Công đoàn Đường sắt Việt Nam "Đoàn kết - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - việc làm - đời sống; vì quyền lợi của người lao động, vì sự phát triển bền vững và từng bước hiện đại của Đường sắt Việt Nam

Địa chỉ liên kết

Vị trí 5